Nước ép nên chậm ?
Kiến thức thú vị
Trục làm việc của máy xay sinh tố và máy ép nhanh quay với tốc độ trên 1450 vòng/phút. Trong khi ép chậm chỉ từ 60 vòng/phút trở xuống (tùy máy). Chênh lệch về tốc độ vòng quay nói lên vấn đề.
Với ép nhanh, nguyên liệu bị xén thành từng mãnh nhỏ. Nhờ lực ly tâm mà nước trong nguyên liệu (rau củ quả) tách ra và chảy xuống vòi hứng. Lực ly tâm mạnh khiến nước ép ngậm thêm không khí. Do đó, quá trình Oxi hóa nước ép sẽ diễn ra rất nhanh, bắt đầu ngay thời điểm ép.
Chưa kể, do quay với tốc độ cao nên hiện tượng ma sát sẽ làm nóng nguyên liệu và càng đẩy nhanh quá trình Oxi hóa nước ép.
Ngoài ra, dao cắt nguyên liệu thường là kim loại. Dẫn đến, quá trình thao tác sẽ khiến nguyên liệu tích điện, làm sai lệch nhất định cấu trúc phân tử của nước ép.
Với máy ép chậm, trục ép được bọc bằng vật liệu cao su tổng hợp. Chất liệu này có khả năng chống ma sát, chống mài mòn. Do đó, khả năng sinh nhiệt trong quá trình vận hành khá thấp (dưới 45 độ). Đặc biệt, nếu nguyên liệu đã được trử lạnh thì nhiệt chỉ giao động ở 15-25 độ.
Tốc độ vòng quay thấp, quá trình ép nguyên liệu ít tiếp xúc không khí nên hạn chế tối đa hiện tượng Oxi hóa. Nhờ vậy mà giữ được tối đa Vitamin, khoáng và Enzyme rau củ quả.
Đây là lý do nước ép nhanh chuyển màu nhanh. Chỉ sau khoảng 1h là chúng ta có thể nhận biết bằng mắt sự khác biệt về màu sắc cũng như sự phân tầng nước ép.
Oxi hóa thì sao? Nghĩa là cơ thể sẽ không sử dụng được nữa, cơ thể sẽ lọc và thải ra ngoài những phần đã Oxi hóa trước khi vào cơ thể. Điều này không những gây lãng phí mà còn bắt cơ thể sinh công để bài tiết những thứ không cần thiết.
Khi dùng nước ép chậm, cơ thể sẽ ít cảm thấy đói khi đến giờ ăn, dù bụng vẫn lép. Đó là do năng lượng từ nước ép đã đủ cho cơ thể hoạt động. Mình có ăn thêm cũng chỉ giải quyết thói quen ăn uống.
Đến đây, bí quyết "sống bằng không khí" được gợi mở, chẳng có trường năng lượng vũ trụ nào giúp không ăn mà cơ thể vẫn sống ngày qua ngày đâu. Vde là chúng ta ăn bằng cách nào thôi. Bạn nào quan tâm vấn đề nhịn ăn mà vẫn khỏe thì đến Quán Mình, vấn đề sẽ được giải quyết rốt rẻng.
Tóm lại, chỉ nên dùng máy ép nhanh và máy xay sinh tố với những nguyên liệu mà máy ép chậm khó thao tác. Như nguyên liệu nhảo, nguyên liệu quá ít nước.
Thêm nữa, thông tin dưới đây càng khiến chúng ta thêm yêu nước ép chậm:
Mình có thói quen gọt vỏ khi chế biến món. Vô tình bỏ đi những Dưỡng chất tự nhiên - Phytonutrient
Dưỡng chất này tập trung chủ yếu trên bề mặt vỏ. Chúng là những hương và vị của thực vật. Chúng tạo nên sức đề kháng bảo vệ thực vật khỏi tấn công của nấm bệnh. Khi bổ sung Dưỡng chất tự nhiên vào cơ thể cũng đồng nghĩa làm tăng sức đề kháng của cơ thể, là tiền tố để phòng ngừa, chống lại các loại bệnh tật. Đặc biệt là bệnh ung thư.
Mỗi chủng loại thực vật có một đặc trưng hương vị khác nhau. Do đó, thành phần Phytonutrient trong mỗi chủng loại thực vật cũng khác nhau. Mình ăn thực phẩm với đa dạng nguồn thực vật là cách tốt nhất đề chống lại bệnh tật.
Tuy Phytonutrient không phải là vitamin và khoáng nhưng khoáng lại là nhân tố giúp thực vật tổng hợp nhiều Phytonutrient. Điều này đồng nghĩa rằng thực phẩm organic là thực phẩm giàu vitamin, khoáng và Phytonutrient nhất. Chúng ta có thể cảm nhận thông qua hương vị đậm đà của chúng.
Phytonutrient dễ dàng bay hơi và thay đổi cấu trúc khi gặp nhiệt. Và nếu ăn sống thì rất khó dùng phần vỏ của thực vật. Do đó, ép chậm sẽ mix chúng với các phần khác và là cách hoàn hảo nhất để đưa dinh dưỡng thực vật vào cơ thể.
Khỏe bên trong thì sẽ đẹp bên ngoài.
Không có mô tả ảnh.
Đăng nhập to leave a comment
Câu chuyện thành công!
Động lực để phấn đấu